BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ Bài viết nhằm mục đích so sánh, đánh giá khách quan giữa BHXH và BHNT để phân biệt các ưu/ nhược điểm của mỗi loại hình BH. Bài viết không nhằm đả kích BHXH hay BHNT, mà muốn cung cấp 1 góc nhìn đầy đủ để những người kinh doanh tự do cũng có 1 kế hoạch hưu trí cho riêng mình từ BH mang lại. Trong khi BHXH (người lao động đang đóng) là BH bắt buộc thì BHNT là BH tự nguyện – ai cũng có thể tham gia nếu đủ điều kiện sức khỏe và kinh tế. I. BẢN CHẤT CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI - Để được hưởng chế độ hưu trí của BHXH, người lao động phải trích thu nhập từ lương của mình hàng tháng (trong khoảng 25-30 năm) để nộp vào Quỹ. Tới tuổi nghỉ hưu, BHXH sẽ chi trả mỗi tháng tối đa 75% lương cơ bản khi tham gia cho người bảo hiểm lĩnh dần về tiêu xài. - Nếu trong suốt thời gian này, người tham gia BHXH bị tử vong, thì gia đình/người thân sẽ nhận được tiền Trợ Cấp Tử Tuất. - Để được nhận các quyền lợi đó, phí bảo hiểm phải nộp hàng tháng là 25.5% – dựa theo mức lương cơ bản. Quyền lợi của BHXH là: 1. Quỹ Hưu Trí & Tử Tuất. 2. Quỹ Ốm Đau & Thai Sản. 3. Quỹ Tai nạn lao động & Bệnh nghề nghiệp. Để người lao động được hưởng nhiều quyền lợi bảo hiểm hơn, Nhà nước quy định Doanh nghiệp và người lao động phải mua thêm Bảo hiểm y tế & Bảo hiểm thất nghiệp: 1. BHYT: 4,5% mức lương tham gia bảo hiểm. 2. BHTN: 2% mức lương tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, Doanh nghiệp phải đóng thêm 2% mỗi tháng là Kinh phí công đoàn. => Vậy, phí BHXH mà cả doanh nghiệp và người lao động phải đóng mỗi tháng sẽ là: 34%. Trong đó Doanh nghiệp phải chịu 23.5%, còn Người lao động phải chịu 10.5%. (không mấy người quan tâm mình bị trừ bao nhiêu hàng tháng khi nhận lương) (Nói “BHXH được doanh nghiệp nộp cho” là đúng nhưng chưa đủ. 34% này có thể là lấy từ Quỹ lương và Quỹ thưởng, chứ tiền không rơi từ trên trời xuống. Nhưng để đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống khi chúng ta già đi – Ai cũng cần phải có BHXH.) II. THỰC CHẤT CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ BHNT có các quyền lợi khác với BHXH, nhưng điểm khác biệt lớn nhất: Đây là bảo hiểm tự nguyện – ai thích thì tham gia, không thích thì thôi, không ép. Các quyền lợi của BHNT: 1. Quỹ trợ cấp tai nạn 2. Hỗ trợ nằm viện qua đêm 3. Quỹ Bệnh hiểm nghèo/ Bệnh lý nghiêm trọng 4. Quỹ Tử vong 5. Quỹ Hưu trí v.v Người tham gia BHNT sẽ chọn những quyền lợi mình muốn, sau đó công ty bảo hiểm sẽ tính phí bảo hiểm phải đóng, dựa trên: 1. Độ tuổi, Giới tính? 2. Tình trạng sức khỏe, Loại hình nghề nghiệp? 3. Mức chi trả quyền lợi mong muốn là bao nhiêu? 4. Tỉ lệ mà người mua bảo hiểm này gặp rủi ro sự kiện bảo hiểm đó là bao nhiêu? Sau khi công ty bảo hiểm tính ra phí, người mua bảo hiểm phải đóng đủ phí hàng tháng/ hàng năm thì quyền lợi bảo hiểm mới còn hiệu lực. Những ai đang có BHXH có thể mua thêm BHNT để các quyền lợi bảo vệ đầy đủ hơn. Nhưng những người làm tự do thì có thể tìm hiểu để đóng BHNT thay vì BHXH bởi nếu không được Doanh nghiệp trợ giúp, tham gia bảo hiểm xã hội sẽ “khá mệt”.

|